Tại cuộc họp gần nhất, đúng như dự báo trước đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản lên 5.25%-5.5%, đây cũng là mức cao nhất kể từ đầu năm 2001.
Các chuyên gia cho rằng việc Fed nâng lãi suất vừa qua không ảnh hưởng nhiều đến chính sách tiền tệ của Việt Nam và thậm chí trong thời gian tới NHNN có thể giảm tiếp lãi suất.
Xem tin đầy đủ tại: Vietstock
Tiền rẻ vào chứng khoán, VN-Index có thể lên 1,300 điểm trong quý 3
Giai đoạn vừa qua lãi suất Fed liên tục tăng trong khi lãi suất Việt Nam liên tục giảm đã tạo ra một “gap” khá lớn, làm dòng vốn ngoại có xu hướng chảy ra khỏi Việt Nam (outflow). Ông Hiếu lưu ý nếu outflow này mạnh, sẽ làm tỷ giá biến động, NHNN khó giảm lãi suất điều hành.
Nhắc lại câu chuyện của năm trước, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục tăng lãi suất, thì “gap” giữa lãi suất thực Việt Nam và Mỹ lớn, khiến outflow ra khỏi thị trường Việt Nam nhiều, dự trữ ngoại hối cũng giảm mạnh. Vì vậy, NHNN đã phải tăng lãi suất vào cuối năm.
Trở lại thời điểm hiện tại, sau một số đợt giảm lãi suất trước, outflow của nhà đầu tư ngoại không quá mạnh, tạo dư địa tốt cho NHNN giữ lãi suất thấp hỗ trợ nền kinh tế. Tuy nhiên, do tỷ giá bắt đầu có xu hướng tăng dù không quá mạnh, nên NHNN có thể sẽ vẫn còn chờ động thái tiếp theo của dòng vốn khối ngoại, nếu dòng này không chảy ra khỏi Việt Nam nhiều trong các đợt tăng lãi suất của Fed, thì NHNN có thể sẽ có thêm 1 đợt giảm lãi suất nữa.
Xem tin đầy đủ tại: Vietstock